Liên Minh Huyền Thoại: Game Thủ Nói Gì Về Tướng Mới Bard?
Như chúng tôi đã đưa tin, mới đây Riot Games đã công bố bộ kỹ năng chính thức của - Vị tướng tiếp theo xuất hiện trong đấu trường . Ngay lập tức, cộng đồng đã có những nhận xét, đánh giá và dự đoán khác nhau về số phận của Người Chăm Sóc Du Hành.
Người chơi MNPT nói: "Theo nhận xét của tôi thì Bard sẽ gặp khá nhiều khó khăn nếu muốn di chuyển đảo gank liên tục. Sở dĩ như vậy là bởi với bộ kỹ năng của mình, Bard đi đường không hề mạnh, nói cách khác là rất khó để ép lính lên cao (trừ khi Xạ Thủ tự thân làm được điều đó). Khi đó, nếu đi lang thang thì xạ thủ sẽ khổ, Điện Thờ không giúp ích nhiều khi last hit trong trụ. Còn nếu Bard đi rừng thì cũng không có tương lai lắm, làm gì có kỹ năng dọn qu ái?".
Người chơi NDT: "Nếu theo đúng những gì mà Riot Games công bố thì Bard sẽ là một tướng hỗ trợ tồi khi đánh 2 vs 2 ở đường. Chiêu Q rất khó làm choáng được đối phương, chiêu W thì không hồi quá nhiều máu, mà lại khá thụ động, chiêu E gần như không có tác dụng khi đi đường (thấy tiến lại gần tường là đối phương hiểu ý rồi, sẽ lùi ra xa ngay). Chiêu cuối trong nhiều tình huống cũng mạnh đấy, nhưng so với những tướng hỗ trợ đang nổi hiện nay như Janna, Annie, T hresh, Leona thì còn kém xa".
Người chơi Yumi: "Bard sinh ra là để phục vụ cho chiến thuật đổi đường, chỉ khi đó những điểm mạnh về khả năng di chuyển của vị tướng này mới phát huy tối đa sức mạnh. Chứ nếu cứ bỏ xạ thủ mà đảo đường liên tục thì đường dưới sẽ nát như tương bần".
Người chơi Hoàng A Phủ: "Không hiểu mục đích Riot Games cho ra Bard làm gì? Khuyến khích cho trẻ trâu phá game ? Chiêu E và R mà cố tình hại đồng đội thì &'thốn' phải biết. Tốc Biến qua tường để chạy, nó tạo luôn đường hầm cho kẻ địch chạy theo. Hay đang chạy như điên để trốn thì đùng cái nó R phát, đứng im chờ địch đến thịt. Nhưng ức chế nhất là khi sắp dứt điểm được đối phương rồi, nó chiêu cuối cứu xong đồng đội bên địch ra và mình c hết ngược".
Người chơi UAY: "Hình như là ông nội của Soraka thì phải, dự là gánh team thì ít mà bóp team thì nhiều".
Người chơi Bladeknight Bleu: "Bard áp dụng quá nhiều ý tưởng từ DOTA, Q là chiêu Shackleshot của Windrunner, W là cọc máu của Juggernaut, E là chiêu cuối của Pitlord (Hero này chưa xuất hiện trong DOTA 2), R là chiêu cuối của Naga. Mặc dù không giống hoàn toàn nhưng dàn kỹ năng thì ai từng chơi DOTA cũng sẽ dễ dàng nhận ra được".
Người chơi DT: "Con này phải test nhiều, thuần thục bộ kỹ năng của nó thì mới chơi được, xin các thanh niên đừng mua rồi mang vào đánh xếp hạng test. Mà nói thẳng ra là nó không phù hợp khi đánh xếp hạng đơn/đôi đâu, đánh xếp hạng team hoặc đánh giải chuyên nghiệp thì may ra. Nói như vậy là bởi Bard không đánh độc lập được, nó đòi hỏi sự phối hợp chuẩn xác từ đồng đội trong các pha xử lý. Thử hỏi team dồn hết kỹ năng vào mục tiêu mà Bard dùng chi 234;u cuối cứu đối phương thì sao ? Ăn chửi rồi afk chứ còn gì nữa, hãy cân nhắc".
Theo Gamek
Liên Minh Huyền Thoại: Bard - Vị tướng có khả năng "bóp" team khủng khiếp nhất
Mới đây, Riot Games đã chính thức cho ra mắt của vị tướng mới với tên gọi - Người Chăm Sóc Du Hành. Trái với mọi dự đoán trước đây, Bard gần như chỉ có thể đảm nhiệm tốt vị trí hỗ trợ với những khả năng được đánh giá là "cực dị" trong .
Khi đó, nhiệm vụ của tướng hỗ trợ sẽ có sự thay đổi không hề nhỏ, thay vì chỉ chuyên tâm vào chăm sóc cho xạ thủ như trước. Nếu là người chơi vị trí này, bạn sẽ phải di chuyển nhiều hơn, đảo gank liên tục để tạo sức ép lên các đường khác cũng như đảm bảo tầm nhìn trên bản đồ. Tới một thời điểm, xạ thủ có thể tự mình solo ở đường trên, tướng hỗ trợ sẽ gần như sẽ bỏ luôn "tri kỉ" của mình để ngao du khắp nơi.
Ngay cả khi không có đổi đường diễn ra, các game thủ chuyên nghiệp khi chơi hỗ trợ cũng thường xuyên cố gắng lên cho mình Giày Cơ Động càng sớm càng tốt. Sau đó liên tục di chuyển ra đường giữa hoặc vào rừng để hỗ trợ đồng đội.
Meta game này sẽ đặc biệt phù hợp với Bard, chỉ cần nghe cái tên Người Chăm Sóc Du hành thôi chúng ta cũng đã cảm nhận được phần nào điều đó. Công việc chính của Bard là thu thập những chiếc chuông cổ đại, tức là vị tướng này sẽ phải di chuyển liên tục quanh bản đồ. Khi đó, Bard có thể đảm bảo tầm nhìn lớn hơn, tạo sức ép lên các đường khác cũng như tạo ra các pha gank bất ngờ nhờ cổng không gian.
Nếu không thể tiêu diệt kẻ địch, chí ít Bard cũng có thể giúp đồng đội phục hồi máu nhờ Điện Thờ Chăm Sóc. Đặc biệt hơn, khác với những tướng hỗ trợ hiện tại khi di chuyển đảo gank sẽ bị thiệt thòi về điểm kinh nghiệm, các chuông cổ đại sẽ giúp Bard bù đắp thiếu hụt này.
Trong giai đoạn đi đường, Bard vẫn có thể tạo ảnh hưởng của mình mà không nhất thiết lúc nào cũng phải kè kè bên cạnh xạ thủ. Đơn giản bạn chỉ cần để lại một, hai Điện Thờ Chăm Sóc bên cạnh xạ thủ, sau đó chạy đi thu thập chuông cổ đại.
Với Cổng Không Gian, không chỉ Bard mà các đồng đội của hắn ta cũng sẽ có thêm sự cơ động khủng khiếp. Việc dễ dàng vượt qua các địa hình phức tạp sẽ khiến trận đấu trở nên phong phú, khó lường hơn, đặc biệt là trong các pha tranh cướp mục tiêu lớn. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, không chỉ Bard và đồng đội mà tướng địch cũng có thể di chuyển qua Cổng Không Gian. Vậy nên, nhiều khi sử dụng không cẩn thận chiêu thức này, bạn sẽ tạo ra pha "bóp" đồng đ ội không tưởng.
Ngoài sự cơ động và khả năng phục hồi tốt, Bard còn có thể cấu rỉa máu cũng như tạo các hiệu ứng làm chậm, làm choáng đáng kinh ngạc. Ở một khía cạnh nào đó, Liên Kết Vũ Trụ (Q) của Bard còn khủng khiếp hơn cả chiêu (E) của Vayne.
Khi đạt cấp độ 6, sức mạnh của Bard sẽ có sự thăng tiến mạnh mẽ với chiêu cuối Kiềm Hãm Vận Mệnh. Một chiếc đồng hồ cát di dộng, có khả năng sử dụng lên tất cả tướng địch lẫn đồng minh trong vị trí chỉ định. Dường như nó không những gia tăng sức mạnh của Bard mà còn gia tăng khả năng "bóp" team nếu muốn. Khi đồng đội đang rút chạy mà bạn dùng nó vào người họ thì khá "vui". Hoặc khi đồng đội dùng mọi cách để bay qua địa hình chạy trốn, b̐ 1;n tạo ra một Cổng Không Gian giúp đối phương đi qua thì...
Nói vui vậy thôi, với bộ kỹ năng của mình, Bard sẽ có thể tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong giao tranh. Vị tướng này không khác gì một "hồ máu di động", cung cấp cho đồng minh lượng hồi máu tương đối. Dùng nó để đối phó với đội hình cấu rỉa máu của đối phương thì còn gì thích hợp hơn.
Ngoài ra, trong các pha tranh cướp Rồng, Bard hoàn toàn có thể "Đồng Hồ Cát" Rồng lại, sau đó tạo cổng vượt địa hình cho đồng đội lao xuống tranh cướp. Tiếp theo, trong các pha giao tranh góc hẹp, Liên kết Vũ Trụ sẽ trở nên cực kỳ hữu dụng (gần như chắc chắn làm choáng được hai thành viên đối phương).
Kiềm Hãm Vận Mệnh còn phát huy tác dụng trong các pha băng trụ bằng cách đóng băng luôn trụ đối phương lại (tuy nhiên cần sử dụng chính xác nếu không lại thành bóp team).
Theo Gamek